Thứ Hai, 13 tháng 1, 2014

BỘ MÔN KINH TẾ SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

 Tập thể cán bộ hiện đang làm việc tại
bộ môn Kinh tế sử dụng thuốc BVTV


Chức năng
Bộ môn kinh tế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là đơn vị trực thuộc Viện Bảo vệ thực vật, được thành lập theo Quyết định số 479/QĐ-KHNN-TCCB ngày 13 tháng 6 năm 2006 của Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. Bộ môn có chức năng nghiên cứu các vấn đề liên quan đến kinh tế sử dụng thuốc BVTV trong hệ thống canh tác và bảo vệ thực vật. Nghiên cứu các khía cạnh kinh tế BVTV liên quan đến sử dụng thuốc trong phòng chống dịch hại. Đề xuất chiến lược sử dụng thuốc BVTV an toàn và hiệu quả.
Nhiệm vụ
a) Nghiên cứu cơ sở kinh tế và vai trò của việc sử dụng thuốc BVTV trong hệ thống phòng trừ dịch hại tổng hợp và phát triển các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của việc sử dụng thuốc BVTV.
b) Nghiên cứu vai trò và hiệu quả kinh tế của việc sử dụng hợp lý thuốc BVTV đối với hệ thống sản xuất cây trồng (năng suất, chất lượng, giá thành, v.v.) và quản lý tổng hợp dịch hại.
c) Nghiên cứu hiệu quả kinh tế và tác động môi trường của cây trồng biến đổi gen; xây dựng mô hình kinh tế mẫu (modelling) về rủi ro môi trường và genome độc hại (toxicogenomics).
d) Nâng cao hợp tác trong lĩnh vực kinh tế và thị trường thuốc BVTV.
Tổ chức và nhân sự:  Bộ môn hiện có 1 nhóm nghiên cứu với tổng số 5 cán bộ trong biên chế  gồm: TS. Nguyễn Hồng Sơn – Phó Viện trưởng – kiêm Trưởng Bộ môn; TS. Trần Đình Phả - Phó Bộ môn; TS. Lê Xuân Cuộc; Ths. Đặng Thị Phương Lan; CN. Cù Thị Thanh Phúc. Ngoài ra bộ môn còn hợp đồng 5 cán bộ để thực hiện các nhiệm vụ: KS. Phạm Văn Hoàn; KS. Bùi Thị Hải Yến; KS. Lê Thanh Giang; KS. Nguyễn Thị Thảo; KS. Nguyễn Thị Hà.
Địa chỉ liên hệ: Bộ môn Kinh tế sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật - Viện Bảo vệ thực vật.
 Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội;  
 Điện thoại: (04) 838 5539/ (04)2426062

DIVISION OF PESTICIDE ECONOMY

Functions: Cooperating and undertaking researchs on evaluating economic benifit of pest control measures and pesticide usage, and proposing management strategy for effective, economic and environmently sound usage of pesticides and pests control practices.
Mandates:
1. Conducting researchs on the role and economy of pesticide use in IPM package and developing alternative techniques toward improving economic benifit and environment protection of pest control practices.
2. Evaluating impacts of pesticide usage on crop production system  (crop yield, quality, cost and economic benifit) and proposing measures for enhancing possitive impacts.
3.  Researching on economic benifit and environment risks of GM crops and economicaly modelling the environment and toxicogenomics risks.
4.  Strenthening cooperation and training in the field of pesticide economy and marketing.
Organization and manpower:
Total staff: 10 including 3 PhD, 1 M.Sc, 6 BSc
Address:        Division of Pesticide- Plant Protection Research Institute
Dong Ngac, Tu Liem, Ha Noi
Tel : (84-4) 838 5539/ 242 6062;  Fax : (84-4) 836 3563


QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Bộ môn Kinh tế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là một đơn vị nghiên cứu trực thuộc Viện Bảo vệ thực vật, được thành lập theo Quyết định số 479/QĐ-KHNN-TCCB, ngày 13 tháng 6 năm 2006 của Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. Hoạt động chính thức của Bộ môn được bắt đầu từ ngày 1 tháng 10 năm 2006. Khi mới thành lập, lực lượng cán bộ do Viện điều chuyển từ các Bộ môn nghiên cứu có liên quan với số lượng ban đầu là 4 người, trong đó có 3 tiến sỹ và 1 cử nhân. Trong quá trình hoạt động và phát triển, Bộ môn đã được bổ sung thêm 6 cán bộ, trong đó có 1 Thạc sỹ và 5 Kỹ sư.
Trong những năm đầu tiên khi mới được thành lập, lực lượng cán bộ còn mỏng, kinh nghiệm nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế bảo vệ thực vật nói chung và kinh tế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nói riêng còn hạn chế, Bộ môn đã tập trung nguồn lực để nghiên cứu các vấn đề cấp thiết đang đặt ra trong sản xuất có liên quan đến hiệu quả kinh tế, tác động môi trường và xã hội của việc sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật; nghiên cứu các kỹ thuật sử dụng an toàn và hiệu quả để các thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học và các biện pháp bảo vệ thực vật tiên tiến, thay thế các thuốc hoá học phục vụ chương trình sản xuất nông sản an toàn; nghiên cứu các giải pháp tổ chức sản xuất, tiếp cận thị trường và cơ chế chính sách để đẩy mạnh việc sản xuất và tiêu thụ các nông sản an toàn, đặc biệt là rau an toàn, đáp ứng yêu cầu mà toàn xã hội đang đặt ra cho sản xuất nông nghiệp; nghiên cứu các giải pháp phát triển và thực hiện chương trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP) ở Việt Nam.

NHỮNG THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU KHCN NỔI BẬT ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC

Sau một năm thành lập, Bộ môn đã xây dựng và thực hiện một số nhiệm vụ nghiên cứu và chuyển giao TBKT có liên quan đến việc nâng cao hiệu quả kinh tế và sử dụng an toàn thuốc BVTV, phục vụ mục tiêu sản xuất và thúc đẩy thị trường tiêu thụ rau an toàn ở Việt Nam. Các đề tài và dự án cụ thể bao gồm:
1. Đề tài trọng điểm cấp Bộ: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế, khả năng tiếp cận thị trường của các thuốc trừ sâu sinh học trong sản xuất;
2. Đề tài trọng điểm của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam: Nghiên cứu xây dựng hướng dẫn thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) và mô hình ứng dụng VietGAP để sản xuất và giám sát chất lượng nông sản an toàn ở Việt Nam;
3. Đề tài nghiên cứu cơ bản do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp kinh phí:  Nghiên cứu sinh học, sinh thái bọ phấn trắng Bemisia tabaci hại cà chua, dưa chuột;   
4. Dự án sản xuất thử nghiệm thuộc chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và PTNT đến năm 2020: Ứng dụng các sản phẩm công nghệ sinh học bảo vệ thực vật để xây dựng vùng sản  xuất rau an toàn;
5. Dự án khuyến nông trọng điểm cấp Bộ: Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn: cà chua, bắp cải, cải xanh và cải ăn lá các loại;
6. Dự án hợp tác với Trung tâm Sinh học Nông nghiệp Quốc tế (CABI) về Nghiên cứu sử dụng an toàn và hiệu quả thuốc BVTV giai đoạn cận thu hoạch.
Tuy mới thực hiện được hơn một năm nhưng các kết quả nghiên cứu và chuyển giao TBKT do Bộ môn thực hiện bước đầu đã có những đóng góp tích cực cho sản xuất, làm rõ hơn về cơ sở lý luận cũng như thực tiễn về hiệu quả kinh tế, môi trường, các giải pháp thúc đẩy việc sử dụng an toàn, hiệu quả và nâng cao lợi ích kinh tế trong công tác sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đáp ứng chương trình phát triển và thúc đẩy thị trường tiêu thụ nông sản an toàn ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Các kết quả bước đầu bao gồm:
Đã tiến hành điều tra tại 6 tỉnh đồng bằng Sông Hồng (Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam, Hải Dương, Hải Phòng và Vĩnh Phúc), bước đầu làm rõ những yếu tố thuận lợi và cản trở đối với việc sử dụng các thuốc BVTV sinh học trong sản xuất và những khó khăn của nông dân trong việc sử dụng an toàn thuốc BVTV giai đoạn cận thu hoạch.
Đã xây dựng được quy trình tạm thời ứng dụng đồng bộ các sản phẩm phân bón và thuốc BVTV sinh học để xây dựng vùng sản xuất rau an toàn, từ đó hỗ trợ về kỹ thuật cũng như tạo điều kiện cho việc giám sát chất lượng và cấp chứng chỉ rau an toàn
Đã tiến hành điều tra và bước đầu đề xuất được những cải tiến trong công tác tổ chức sản xuất, tiếp cận thị trường để thúc đẩy việc tổ chức sản xuất, giám sát chất lượng và tiêu thụ sản phẩm rau an toàn
Trên cơ sở các giải pháp đồng bộ về kỹ thuật, kinh tế và xã hội, đã xây dựng được mô hình sản xuất 30 loại rau an toàn theo chu trình khép kín ở quy mô 20ha diện tích gieo trồng/ năm tại Vân Nội - Đông Anh – Hà Nội. Đồng thời tiến hành thử nghiệm các hình thức tiêu thụ tiêu thụ rau an toàn, thông qua đó đã hình thành được mạng lưới khách hàng thường xuyên và cung ứng cho thị trường Hà Nội mỗi năm trên 500 tấn rau các loại.
Đã tổ chức được 24 lớp tập huấn cho trên 800 lượt nông dân và xây dựng được 80ha mô hình ứng dụng các sản phẩm sinh học để xây dựng vùng sản xuất rau an toàn tại Hà Nội và Vĩnh Phúc.
Đã xây dựng được dự thảo: “Hướng dẫn thực hành nông nghiệp tốt cho các sản phẩm cây trồng ở Việt Nam VietGAP” và phát triển mạng lưới giám sát và cấp chứng chỉ rau an toàn theo hướng GAP.

KẾT QUẢ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC QUA TỪNG THỜI KỲ

Trong những năm đầu tiên mới được thành lập, Bộ môn đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo cán bộ. Đã cử 1 cử nhân tham gia chương trình đào tạo Thạc Sỹ, 1 Thạc sỹ tham gia đào tạo Tiến sỹ. Tăng cường học tập nâng cao trình độ chuyên môn và ngoại ngữ cho cán bộ để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Các cán bộ của Bộ môn cũng đang tham gia vào các chương trình đào tạo đại học và sau đại học tại Trường Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội; Viện Khoa học nông nghiệp ViệtNam, Trường Đại học Hồng Đức – Thanh Hóa.